Thứ Tư, 15 tháng 6, 2016

6 ĐIỀU BẠN PHẢI BIẾT VỀ TÚI KHÍ TRÊN Ô TÔ

1. Thiết bị an toàn thụ động là gì và tầm quan trọng của chúng?
Khi tai nạn xảy ra để người ngồi trong xe không bị chấn thương nặng, phải đảm bảo được hai yếu tố: giữ cho cabin xe cứng vững ít bị biến dạng và đồng thời giảm thiểu chấn thương do hành khách bị “quăng quật” bên trong cabin khi xảy ra tai nạn.

Các thiết bị an toàn thụ động sẽ đảm bảo điều này, chúng chủ yếu gồm: Thân xe GOA Đai an toàn và Túi khí SRS.
Mô phỏng hoạt động của túi khí trên xe
- Thân xe GOA (Global Outstanding Assessment) sẽ giữ cho cabin xe ít bị biến dạng. Khi tai nạn xảy ra, phần trước hoặc sau của thân xe ô tô được thiết kế sao cho nó sẽ biến dạng trước để hấp thụ và phân tán lực chấn động, điều này sẽ làm giảm lực chấn động truyền đến hành khách.

- Dây an toàn: Là thiết bị chính đảm bảo an toàn cho hành khách. Đai an toàn giữ cho hành khách không bị “quăng quật” trong xe do vậy giảm tối đa khả năng hành khách bị chấn thương do va đập trong cabin.

- Túi khí SRS (Supplemental Restraint System): Túi khí hoạt động sẽ tạo thành các “gối khí” để bảo vệ hành khách khỏi những va đập vào vô lăng hoặc bảng đồng hồ. Túi khí bên trái (bên người lái) được lắp ở trung tâm vô lăng, còn túi khí cho khách ngồi ghế trước được lắp ở phần trước của khách gần bảng táp lô.

2. Vai trò, và nguyên lý hoạt động của túi khí

a) Vai trò: SRS là thiết bị an toàn phụ bổ trợ cho dây an toàn. Để triệt để sử dụng khả năng giảm thiểu thương vong có thể do túi khí mang lại, dây an toàn phải được cài đúng cách trước tiên.

b) Nguyên lý hoạt động của túi khí:
Khi có va chạm mạnh về phía trước, phần lớn lực va chạm được hấp thụ và phân tán bởi phần co rụm của thân xe. Vì xe dừng lại đột ngột, quán tính làm cho người lái và hành khách lao về phía trước với vận tốc lớn nên dây an toàn sẽ làm nhiệm vụ giảm đến mức tối thiểu có thể chuyển động về phía trước. Như vậy, trong một số trường hợp va chạm vừa phải vàở tốc độ thấp, theo thiết kế, phần trước hoặc sau của thân xe sẽ biến dạng trước để hấp thụ và phân tán lực chấn động nhằm làm giảm lực chấn động truyền đến hành khách, cùng với dây đai an toàn đã có thể bảo vệ hành khách, nên túi khíđược thiết kế không cần thiết phải hoạt động.

Trong trường hợp xảy ra những va chạm rất mạnh, có nguy cơ tính mạng người ngồi trên xe bị đe dọa hoặc gây chấn thương nghiêm trọng, phần trên của cơ thể có thể bị ném về phía trước, thì đấy là lúc túi khíđược thiết kế hoạt động để giảm sự chuyển động và hấp thụ va đập giữa đầu, ngực với vô lăng/bảng đồng hồ.

Xin được nhấn mạnh rằng túi khí khi hoạt động một mình không thể xem là bộ phận an toàn hữu hiệu. Dây an toàn là vô cùng quan trọng. Túi khí không thể thay thế mà chỉ hỗ trợ thêm cho dây an toàn. Túi khí cùng với dây an toàn bảo vệ người ngội trong xe hiệu quả hơn.

c) Hiệu quả: Các thống kê về tai nạn cho thấy bằng chứng rõ ràng về hiệu quả của
túi khí. Ở Mỹ, số liệu cho thấy dùng dây an toàn giảm 42% số người chết do va chạm. Khi dây an toàn cùng với túi khí hoạt động giảm số người chết tới 46% và khi túi khí hoạt động không có dây an toàn, số người chết chỉ giảm được 18%.

3. Điều kiện để túi khí hoạt động
Túi khí không hoạt động trong mọi trường hợp tai nạn. Nói một cách chính xác, túi khí được thiết kế để chỉ hoạt động khi tính mạng người ngồi trong xe bị đe dọa. Túi khí sẽ hoạt động kết hợp cùng với dây đai an toàn để giảm thiểu nguy cơ bị tử vong hoặc chấn thương nghiêm trọng cho hành khách.
Phạm vi hoạt động của túi khí
a) Các điều kiện để túi khí phía trước hoạt động:
Túi khí được thiết kế hoạt động chỉ khi thực sự cần thiết nhất - trong trường hợp va chạm rất mạnh từ phía trước xe vượt quá ngưỡng thiết kế, trong khoảng góc nhỏ hơn 30 độ so với tâm xe về bên trái hoặc bên phải.

Túi khí được thiết kế hoạt động với một lực tương đương với khi đâm phía trước xe vào bức tường cố định không di chuyển hoặc biến dạng ở tốc độ 20Km/h hoặc vào cột bê tông không bị dịch chuyển và biến dạng ở tốc độ 30Km/h.

Tuy nhiên, ngưỡng tốc độ này sẽ phải lơn hơn nhiều trong các trường hợp sau:
- Nếu xe đâm vào một vật có thể xê dịch hoặc bị biến hạng, như một chiếc xe đang đỗ hoặc cột biển báo…
- Nếu xe đâm chui vào một vật khác (nhưđầu xe chui vào gầm xe tải)

b) Các điều kiện để túi khí bên và túi khí rèm hoạt động (nếu có):

Các túi khí bên và túi khí rèm sẽ được kích hoạt (nổ) trong trường hợp xe bị va đập mạnh quá ngưỡng thiết kế (cường độ lực tương ứng với lực va đập được tạo ra bởi một xe khác nặng 1500kg đang chạy với tốc độ khoảng từ 20 đến 30km/giờ đâm vào cabin xe bạn theo hướng vuông góc với xe).

c) Các trường hợp có thể kích hoạt túi khí hoạt đông (nổ) mà không va chạm:

Túi khí phía trước và túi khi bảo vệ đầu gối (nếu có) có thể nổ nếu có va chạm mạnh phía dưới gầm xe, ví dụ như:
- Xe đâm phải gờ, lề đường hay bề mặt cứng
- Xe rơi lọt xuống một hố sâu hoặc rãnh sâu
- Va mạnh xuống đất hoặc rơi

Các trường hợp khác có thể khiến túi khí bị kích hoạt
4. Một số tình huống túi khí không hoạt động:

Túi khí đôi khi không hoạt động khi xe va chạm với vật biến dạng, dịch chuyển

Các trường hợp có thể khiến túi khí không hoạt động

a) Túi khí phía trước và túi khí bảo vệ đầu gối (nếu có) sẽ không hoạt động trong một số trường hợp va chạm sau:

- Túi khí không thiết kế để hoạt động khi va chạm bên sườn xe, phía sau xe hoặc xe bị lật - lăn tròn hoặc nếu xe bịđâm từ phía trước với tốc độ thấp
- Khi xe đang đứng yên, túi khí của nó có thể không hoạt động khi xảy ra va chạm từ phía trước với xe có trọng lượng tương đương đang di chuyển với tốc độ 40-50km/giờ
- Khi xe đang đứng yên, túi khí của nó có thể không hoạt động khi xảy ra va chạm lệch tâm hoặc dưới một góc, ngay cả khi tốc độ va chạm cao hơn so với trường hợp mô tả ở trên
- Khi xe đang di chuyển ở tốc độ 30-35km/giờ, túi khí có thể không hoạt động khi va chạm với cây nhỏ hoặc vật di chuyển
- Túi khí có thể không hoạt động trong trường hợp xe va chạm với lực hướng xuống phía dưới như trong va chạm với gầm xe tải
 ​

b) Túi khí bên và túi khí rèm (nếu có) sẽ không hoạt động nếu như xe va chạm trong những trường hợp sau:

- Xe bị va chạm từ phía bên ở một góc nghiêng, hoặc va chạm từ phía bên với vị trí va chạm nằm ngoài khoang hành khách
- Xe bị va chạm từ phía trước hoặc phía sau, hoặc lật xe, hoặc va chạm từ phía bên ở tốc độ thấp.

Các trường hợp có thể khiến túi khí không hoạt động

5. Tác dụng phụ của túi khí

Như đã nói ở phần trên, để túi khí hoạt động hiệu quả, thời gian túi khí phồng lên cực nhanh và thực tế với tốc độ hơn 100Km/h. Tiếp xúc với túi khí thổi phồng với tốc độ như vậy có thể gây ra trầy xước hoặc bầm tím hoặc những vết thương nặng hơn.

Túi khí cho người láI sẽ bung ra với một lực rất mạnh, có thể gây tử vong hoặc chấn thương nghiêm trọng đặc biệt là khi người láI ngồi quá gần túi khí. Vì vùng nguy hiểm của túi khí người láI là trong phạm vi từ 50 đến 75mm đầu tiên. Vì vậy, cần ngồi cách xa túi khú người lái một khoảng là 250mm để đảm bảo khoảng cách an toàn (khoảng cách này được đo từ tâm của vô lăng tới xương ngực của người lái).

6. Túi khí có cần bảo dưỡng không?

Túi khí SRS là một hệ thống điều khiển bằng điện tử, chúng tự động kiểm tra và được theo dõi thường xuyên. Tuy nhiên bạn nên đểý những dấu hiệu sau và hãy mang xe đến đại lý xe để kiểm tra.

- Có một đèn báo hệ thống túi khí SRS trên bảng táp lô, nếu đèn này không sáng, có sáng mà không tắt hay sáng lên khi đang lái xe.
- Phần trước xe bị tai nạn.
- Phần mặt của vô lăng hay nắp che túi khí cho hành khách ở trước bị xước, nứt hay hỏng.
- Khi xe bị tai nạn và túi khí đã hoạt động, toàn bộ các chi tiết của hệ thống túi khí cần phải được kiểm tra và thay thế.
Theo otosaigon.com
Mọi thông tin cần hỗ trợ,vui lòng liên hệ :
CÔNG TY CỔ PHẦN OBD VIỆT NAM
Hotline: 0913.92.75.79 ( Mr Cường )
Biên soạn : 0911.140.141 (Mr Lân )
Tel: 08.62.864.999 - 0913.92.75.79
Chúc các bạn thành công !

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét